Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

Akitru's News

Use the button "Translate" to read our posts on your language !!!

Saturday, March 6, 2010

Vai trò của trí tưởng tưởng tượng trong sáng tác kiến trúc

Bài viết mang tính nghiên cứu của KTS.Lê Hữu Trúc
Có lần trên một đề mục quảng cáo tôi đã đọc được dòng chữ này “bạn có muốn trở thành một lập trình viên tin học không, không cần biết kỹ thuật - bạn chỉ cần một ý tưởng”. Câu nói này dù có phần phóng đại, song đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh và khiến tôi liên tưởng đến một câu nói khác mà các thày giáo kiến trúc cũng thường hay nói với sinh viên trong giờ học thiết kế “trong sáng tác vấn đề chính là anh phải có ý tưởng”. Sau này tôi cũng được biết ở những xưởng sáng tác kiến trúc lớn của nước ngoài có một số KTS - hạt nhân chỉ làm duy nhất một công việc đó là cung cấp các ý tưởng còn phần việc triển khai kỹ thuật đã có người khác lo. Ngẫm lại tất cả những điều này mới thấy hình như trong chính bản thân mình và ngay chính trong nền kiến trúc của chúng ta bấy lâu nay rất vắng bóng những ý tưởng nghề nghiệp hay mà theo tôi một trong những nguyên nhân căn bản bắt nguồn từ trí tưởng tượng của người sáng tác còn quá nghèo nàn. Một điều dễ nhận thấy, ở thời đại công nghệ cao này cái khó là ý tưởng sáng tạo chứ không phải là kỹ thuật thực hiện. Trong sáng tác kiến trúc người KTS càng cần phải có một trí tưởng tượng phong phú vì anh ta với tư cách là một nghệ sĩ cũng như những nghệ sĩ khác đều có thiên chức phải mang lại cho mọi người những cảm xúc thẩm mỹ, những khoái cảm thẩm mỹ.

Có thể mạnh dạn mà nói ngay rằng tưởng tượng đóng vai trò gần như quyết định trong sáng tác kiến trúc và cảm thụ nghệ thuật. Tác phẩm kiến trúc thành công đều là sản phẩm mang đậm dấu ấn của một trí tưởng tượng phong phú và chính nó sẽ làm nảy sinh trí tưởng tượng nơi người thưởng thức. Chính hành vi tưởng tượng này làm cho công trình kiến trúc cứ mới mãi mỗi lần ta tiếp xúc. Khi đến với cái hình ảnh siêu thực của nhà hát kịch Opera Sydney của KTS Jorn Utzon ta không thể không liên tưởng đến những chiếc lá của một cây xương rồng mọc khắp trên đất úc, những chú rùa nối đuôi nhau, những cánh chim Hải Âu hay những cánh buồm no gió đại dương trên vịnh cảng Sydney thơ mộng. Hay là hình ảnh nhà thờ Ronchamp của Le Corbusier đã gợi lên trong ta biết bao hình ảnh: Đức mẹ trải khăn che chở cho các con chiên, hình ảnh của con tàu, chiếc mũ...và cùng một cách thức biểu đạt như vậy một vài công trình kiến trúc của ta cũng đã mang lại cho người xem những cảm nhận độc đáo. Chùa Một Cột - đấy cái hoa sen ấy, đâm rễ vào đất, mọc thân trong nước, nở hoa trong không khí dưới những tia nắng mặt trời. Còn nếu nhìn ngắm những ngôi nhà Rông ở Tây Nguyên bạn có thể nảy sinh trong mình hình ảnh những mũi tên hay một lưỡi búa khổng lồ của những người dân đi khai phá để lại giữa vùng rừng núi hoang sơ. Gần đây hơn đài tưởng niệm liệt sĩ tỉnh Tuyên Quang của KTS Lê Hiệp là một ví dụ thành công nữa. Nó vừa mang hình ảnh của một ngọn nấm khổng lồ, dáng dấp của cây đa cách mạng, lại vừa mang hình hài một đụn khói lớn của trái bom vừa nổ tất cả đều độc đáo và gợi lại nơi người chiêm ngưỡng một không gian lạ khiến họ phải suy tư, ngẫm nghĩ và nó đã thành công khi tạo dựng được trong lòng người xem một bầu không khí cách mạng hào hùng xen lẫn đau thương.

Nếu chỉ có quan sát, cảm nhận ngũ quan, suy lý và trí nhớ thì không có tác phẩm kiến trúc giàu tính nghệ thuật. Tưởng tượng mới hoàn chỉnh nó, tưởng tượng cho ta một khát vọng hình hài. Chỗ khoa học và nghệ thuật nhập làm một là tưởng tượng, bởi tưởng tượng là tự do là vượt lên hiện tại và thực tại để trở về đó một cách sâu sắc hơn, chính xác hơn, bản chất hơn - khoa học và nghệ thuật cùng có sứ mạng ấy. Có ba thứ mà các bậc thầy luôn khuyên các nghệ sĩ trẻ khi sáng tác là: quan sát- suy đoán, ghi nhớ - nhập tâm và tưởng tượng. Hai thứ đầu là mảnh đất và hạt mầm làm nảy nở, còn thứ sau cùng nhằm làm cho tác phẩm ra đời hoàn hảo. Có lẽ chính khát khao vượt qua, phủ nhận cái quan sát được, ghi nhớ được, suy lý được, làm nảy sinh tưởng tượng. Song trong bất kỳ trường hợp nào ta cũng không được bỏ qua lý tính bởi nếu tưởng tượng cung cấp tài liệu và tình cảm, còn hành động như một động lực thì lý tính đóng vai trò người điều chỉnh và là ông chánh án. Nhưng nhân tố thuần tuý trí lực này cũng không được chèn ép tưởng tượng hoặc hạn chế tự do của nó. Vì như thế nó sẽ dễ dàng làm sụp đổ toàn bộ cái công trình bay bổng và cái chỉnh thể đang hình thành ấy mà nếu nó không bị giết chết ngay từ trong bào thai, thì cũng sẽ bị phương hại, méo mó đi trong khi lớn lên.

Sự gò bó về nhiều mặt trong sáng tác kiến trúc cùng với lối tư duy duy lý là rào cản trực tiếp đã ảnh hưởng rất nhiều tới trí tưởng tượng phong phú của người thiết kế. Nhưng chính chúng sẽ lại là cú huých thúc đảy cảm hứng sáng tạo nơi họ. Khi đối diện với sự gò bó này, người sáng tác có hai lựa chọn: hoặc tuân theo nó hoặc chống lại nó. Và ngay cả thái độ tuân theo cũng là tuân theo một cách gò bó, bởi sự tuân phục này khiến anh ta phải chống lại các ý niệm, các lề luật, các nguyên lý cứng nhắc, các giá trị văn hoá tự thân mà anh đang có. Cả hai phản ứng đều thúc đảy người KTS sáng tạo. Nhưng sự “gò bó” sẽ chỉ có giá trị khi nó là một sự “gò bó thực sự”- giống như chiếc dằm cắm chặt vào kẽ chân của chú ngựa đua sung sức chỉ khiến cho nó hăng máu hơn mà thôi. Còn khi sự gò bó đã biến thành khuôn mẫu, thành một thói quen, một nếp nghĩ khó thay đổi thì khi đó nó không có giá trị nữa thậm chí sẽ còn triệt tiêu tính sáng tạo vì cho ra đời một thứ kiến trúc nhân bản từa tựa giống nhau. ở phương Đông, cách làm việc nhập tâm là lối làm việc phổ biến, cả hàn lâm lẫn dân gian. Khi sáng tác người nghệ sĩ quan sát và ghi nhớ thật kỹ mọi thứ hoặc những thứ cần thiết nhất rồi khi vẽ thì vẽ theo hình ảnh do tưởng tượng tái hiện lại trong đầu. Bởi vậy, những nét vẽ phác thảo thô sơ và run rẩy ban đầu với những mảng và khối lớn là rất cần thiết và tối quan trọng mà nếu ta mổ xẻ đi ngay vào chi tiết của tác phẩm vào thời điểm này sẽ khiến công trình sớm trở nên rườm rà và dư thừa với những chi tiết vụn vặt. Đơn giản là chỉ nên ghi nhớ những cái dễ nhớ nhất khiến cho tác phẩm thật sự cô đọng, có tính mộc mạc, gợi nơi người xem nhiều sự liên tưởng.

Gớt đã từng nói “Thiên tài chẳng qua chỉ là sự kiên nhẫn lâu dài” bởi trong sáng tác nghệ thuật không có chỗ cho sự ngẫu nhiên. Nếu đợi cho tới lúc cảm hứng gõ cửa chắc người nghệ sĩ đã kịp chết già. Người KTS khi cảm thấy mình là nô lệ của một chủ đề, một trường phái, cổ đại hay hiện đại nào đó đang không để cho anh ta được yên, thì anh ta phải cố gắng tìm kiếm cho được những yếu tố cần thiết từ trong cái vốn liếng từng trải và hiểu biết nghề nghiệp của mình. Tích cực tăng cường năng lực tưởng tượng, hoà nhập mình vào tinh thần của tác phẩm. Nếu anh ta lại ngỡ ngàng lùi bước trước các khó khăn khi nhẽ ra phải lần lượt chiến thắng chúng...thì tác phẩm sẽ không được kết thúc. Nó sẽ chết trong bốn bức tường của phòng làm việc nơi không còn chỗ cho bất kỳ sự sáng tạo nào nữa và người KTS - nghệ sĩ đó đã tự kết liễu tài năng của chính mình. Bất kỳ một đồ án tầm cỡ nào đều phải được xây dựng với sự trù tính về “điểm mở” trước khi chạm bút vào nó. Bao giờ cũng nhất thiết phải có hai điều. Thứ nhất là một tổng số nhất định các mối liên hệ và tổ hợp phức tạp được gọi là công năng. Thứ hai là một phần nhất định sự khơi gợi một cái gì kiểu như mạch ngầm của tư tưởng, một cái mạch không thấy được và không xác định được. Chính điều thứ hai này tạo ra hình hài và ẩn ý sâu xa cho tác phẩm và chính nó cũng đưa lại giá trị cho điều thứ nhất mặc dù điều thứ nhất cũng không kém phần quan trọng.

Những kết quả nghiên cứu tâm lí cho thấy: trí nhớ đưa lại sự sao chép chính xác cuộc sống, tưởng tượng tạo ra những đặc điểm và quan hệ giống thật, còn lý tính thì tổ hợp những cái đó lại để xây dựng nên cái toàn vẹn. Trong sáng tác, lý tính chuyên làm việc lựa chọn trong số các chi tiết đã đến với trí nhớ hoặc do tưởng tượng tạo ra để quy định phương thức chúng có thể đưa vào tác phẩm còn tưởng tượng thường đóng vai trò quan trọng nhất khi xây dựng và tái tạo nên các hình tượng. Tuy vậy trong một vài trường hợp cá biệt vai trò của tưởng tượng và lý tính có thể theo một tỷ lệ ngược lại. Hoặc giả khi người thiết kế tiếp xúc với nhiệm vụ anh ta có thể liên tưởng ngay đến một hình tượng phù hợp đã gặp ở đâu đó trong cuộc sống và lúc này trí nhớ lại đóng vai trò là nhân tố quyết định cho sự ra đời của tác phẩm đó và làm cho hai loại hoạt động kia chỉ còn lại rất ít ỏi. Song gần như một mẫu số chung các tác phẩm kiến trúc thành công ít khi là sự sao chụp một cách nguyên xi cuộc sống hay được hình thành bởi những tính toán khô khan thuần lý trí mà chúng đều là thành quả tất yếu của một trí tưởng tượng phong phú. Tuy vậy nhìn chung lý tính và tưởng tượng vẫn chiếm một vị trí như nhau trong các tác phẩm kiến trúc phức tạp và mỗi nghệ sĩ lớn đều đạt tới lý tưởng của mình bằng cách kết hợp sự nhập thân sâu sắc với sự suy nghĩ minh mẫn bởi tưởng tượng cũng thường chỉ đưa lại nhiều kết quả khi nó đã bị lý tính làm cho nguội đi và bình tĩnh lại.

Đôi khi để tạo ra cho mình một ý thức sáng tạo, một trí tưởng tượng phong phú, một sự hứng khởi và ngây ngất của tinh thần gắn liền với một sự vận động nội tâm sâu sắc các KTS lầm tưởng rằng có thể lật đổ cái trật tự tự nhiên để tự tạo theo ý mình một trạng thái “năng sản” cần thiết thông qua các phản ứng cảm tính nào đấy như rượu hay một thứ kích thích nào khác. Đấy là một cách để có được cảm hứng sáng tác mà không cần tập hợp năng lực trí tuệ, không thúc đảy tưởng tượng, song lại có tác động ngay vào thần kinh và tự cảm hữu cơ. Song đa số mọi người đều dễ dàng nhất trí rằng hoạt động sáng tác nhất là sáng tác kiến trúc không thể được dấy nên một cách giả tạo và rất hiếm khi lại do những phương tiện làm cho ý thức bị mờ đi hoặc nghẹn lại vì chỉ kích thích cái năng lực thuần tuý vật lý. Nếu chất gây say tạo ra một lối thoát thoải mái cho các bản năng và sức mạnh thần kinh thì đồng thời nó lại là kẻ thù tự nhiên của bất kỳ một sự tập trung nghiêm túc nào. Thường là nó gạt bỏ mọi hình ảnh thường xuyên rõ ràng hoặc những diễn biến rộng rãi của suy nghĩ. Các kích thích vật lý bên ngoài về thực chất mâu thuẫn với sự suy nghĩ nghệ thuật hợp lý và có hiệu quả. Sáng tạo phải ở trong trạng thái cân bằng và khoẻ mạnh đây phải được coi là nguyên tắc chung đối với tất cả những người làm nghệ thuật. Những người mang đậm bản tính sáng tạo phải là những người làm chủ tuyệt đối chính mình và bất kỳ một sự kích thích sinh lý nào cũng đều phải xuất hiện như một kết quả không tránh nổi của bước vận động sơ bộ của tưởng tượng. ở đâu tự do của tinh thần bị đặt dưới tác động của những gì trái quy luật chung của sức khoẻ hay của tự cảm nói chung, thì ở đấy thường là sẽ không xuất hiện nổi một suy nghĩ sáng tạo triệt để.

Để có được một trạng thái sáng tác tốt với những tiền đề cần thiết cho việc tổ hợp và liên thông các dữ kiện, đòi hỏi người sáng tác phải duy trì được một trạng thái tập trung cao độ. Đây chính là kết quả của sự chú ý bên trong có được do sự phối hợp của tưởng tượng và lý tính. Đó là thời điểm người KTS tập hợp toàn bộ năng lực của mình chung quanh một chủ đề hay một đối tượng nào đấy đang dấy lên trong anh ta sự thích thú sôi động nhất. Trong giai đoạn thai nghén, ấp ủ tìm tòi những cái đặc sắc, vai trò của trí tưởng tượng là vô cùng quan trọng. Trí tưởng tượng có nghĩa là khả năng tạo nên những hình tượng mới lạ chưa từng có trên cơ sở những cảm nhận có sẵn. Tất nhiên sẽ là chưa đủ nếu chỉ có những kiến thức nghề nghiệp rộng lớn, một trình độ văn hoá cao, những khả năng hiếm có trong việc nhận thức và thâm nhập, thậm chí cả sự chú ý cao độ. Đấy chỉ mới là những yếu tố và những điều kiện tốt để hoạt động cao hơn mà thôi. Vấn đề thực chất không phải ở đấy, nó nằm ở sự loé sáng trong một khoảnh khắc ngắn, trong những hoàn cảnh thuận lợi nhất, của một số lượng lớn hơn nhiều các yếu tố như vậy và ở sự tổng hợp của các yếu tố ấy. Chính sự loé sáng này cho phép người nghệ sĩ thấy được và đôi khi tìm ra các giải pháp đúng đắn cho tất cả những vấn đề đặt ra. Tất nhiên sẽ chẳng có sự loé sáng nào nếu trước đó người sáng tác không có những lao động tìm tòi, thể nghiệm nghệ thuật nghiêm túc và nhọc nhằn. Một điều dễ nhận thấy ở các nghệ sĩ tài năng là họ thường trông như rất mơ màng và đãng trí ở những vẻ bề ngoài và hết sức nhỏ nhặt. Song bù lại họ lại rất đỗi tập trung ở những cái bên trong và quan trọng. Chính nhờ có tính đãng trí này mà họ có được tự do cao độ của tư duy sáng tạo. Gạt bỏ các kích động khó chịu bên ngoài và không chịu làm nô lệ các chuyện tình cờ, họ đang tiến đến một sự hài hoà bên trong với sự sôi động của tinh thần mà nếu thiếu đi những điều này thì chẳng thể nào làm việc nổi với một ý tưởng phức tạp nhất. Vậy tưởng tượng và lý tính đã tham gia vào việc phát triển tư tưởng đến mức nào và bằng cách nào?- câu trả lời tuỳ theo từng trường hợp riêng lẻ và phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp làm việc được cá nhân người nghệ sĩ đó vận dụng theo thói quen hay thẩm mỹ của anh ta và tất nhiên cũng tuỳ theo xu hướng thời đại, phong cách mà cái này hay cái kia sẽ được xếp lên hàng đầu.

Những ai muốn kiếm vòng nguyệt quế sáng tạo ở đây thường phải biết quyết định rất sớm cho một chuyên ngành sáng tác nhất định nào đó và ngay sau đó hoàn thành việc nghiên cứu nó với một khối lượng kiến thức khổng lồ mà chỉ riêng những kiến thức chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Chỉ khi đó người ta mới có thể bước chân vào con đường sáng tạo vô cùng mỏng manh và khó khăn. Cũng không cần phải thần thánh hoá điều này vì thực ra trong não bộ của bất kỳ một người bình thường nào cũng đều đang âm ỉ một ngọn lửa thiên tài nho nhỏ. Chúng ta có thể lập cho mình một thói quen lâu lâu lại có ý thức tránh những lối mòn suy nghĩ hàng ngày. Là một người nghệ sĩ- các KTS nên luôn ý thức có một “xưởng sáng tác tiềm năng” trong đầu, một loại công xưởng không ngừng tự sản xuất cho mình những thách thức mới- chống lại những công thức đã cũ, hoặc chống lại chính ý nghĩ rằng những công thức đó đã cũ. Hãy đánh đổ ý nghĩ rằng mọi hình thức có thể sáng tạo đã được sáng tạo. Người nghệ sĩ thực thụ là người không chấp nhận ý nghĩ có thể “cũ người” nhưng vẫn “mới ta”. Đập vỡ một trật tự không có gì khó, nhưng để xây dựng nên một trật tự khác anh phải tạo ra những lề luật, những mô hình mới, những cấu trúc mới. Đã có ý kiến táo bạo cho rằng nền kiến trúc Việt Nam đã đến lúc cần có những trường phái và đã bắt đầu manh nha những công trình mà người sáng tác kiên quyết đánh đổ những quan niệm và suy nghĩ cũ. Công trình Trung tâm Hành chính Quận 10 của KTS Nguyễn Văn Tất là một ví dụ điển hình về điều này khi nó dám dũng cảm phá bỏ đi cái quy luật kiến trúc đối xứng đặc trưng của thể loại công trình này để đem lại cho người xem một hình thức khác gần gũi và thân thương hơn. Và điều quan trọng hơn đó là phải làm và biết làm nên những điều kỳ diệu từ những cái mà anh đang có chứ không phải từ những cái mà anh tưởng rằng anh đang có. Xã hội chỉ có thể nói “thông cảm” với những khó khăn mà giới KTS đang gặp phải bởi một môi trường hay cơ chế hành nghề còn nhiều bất cập, chứ nhất quyết đó không phải là nhân tố quyết định đang kìm hãm sáng tạo.

Cuối cùng bài viết chỉ xin được nhấn mạnh một lần nữa về vai trò vô cùng quan trọng của trí tưởng tượng trong sáng tác kiến trúc mà người viết đã cố thử bàn luận và diễn giải nó theo sự hiểu biết của cá nhân còn nhiều hạn chế. Chứ không hề có ý định phê phán một thứ kiến trúc có tính toán hay ca ngợi, tâng bốc thứ kiến trúc phô trương và hình thức đôi khi được nhào nặn bởi những ý tưởng mang đậm ý thích cá nhân và rất phản nghệ thuật. Cái bệnh đặt nặng hình thức và cái bệnh xem trọng công năng một cách thái quá đều đáng phải lên án trong môi trường sáng tác kiến trúc của chúng ta. Vì xét cho cùng kiến trúc khác với các loại hình nghệ thuật thuần tuý khác ở chỗ nó vừa là công cụ để người xem chiêm ngưỡng như một biểu tượng giàu tính nghệ thuật lại vừa là sản phẩm mang đậm dấu ấn của khoa học kỹ thuật để phục vụ cho những nhu cầu hết sức thực tế của con người. Nó mang trong mình cả hai dòng máu nghệ thuật và kỹ thuật. Đó chính là niềm tự hào của kiến trúc và là sứ mệnh đặc biệt khó khăn của các KTS chúng ta.

Kina Grannis - Valentine

Vài thiết kế lạ mắt

Những sinh viên ngành công nghiệp thiết kế tại trường đại học khoa học ứng dụng, FH Joanneum Graz, Áo đã giới thiệu những dự án tốt nghiệp của họ trong cuộc triển lãm hàng năm do trường này tổ chức.

Chủ đề của triển lãm lần thứ 8 năm nay phương tiện giao thông bao gồm thuyền, xe “lưỡng cư”, “nhà di động”…


Cùng chiêm ngưỡng một số ý tưởng độc đáo của những sinh viên này bởi biết đâu một ngày không xa chúng sẽ được hiện thực hóa.

1. Colim concept – Xe cho người theo “chủ nghĩa xê dịch”


Với thông điệp “sắc màu của cuộc sống trong sự chuyển động”, mẫu concept này là một ý tưởng thông minh giúp cho việc đi lại dễ dàng hơn. Được thiết kế dành cho 2 người (tối đa là 4), Colim concept có thể tách làm hai phần tách biệt: khoang lái và không gian sinh hoạt.

2. Elia Coupe – Giải pháp cho giao thông đô thị


Elia Coupe là dòng compact 2 chỗ ngồi sang trọng. Theo tác giả, mẫu xe này hướng tới đối tượng khách hàng trẻ tuổi, những người làm việc chăm chỉ và muốn sử dụng đồng tiền họ kiếm được vào các sản phẩm đem lại tiện nghi và thoải mái cho cuộc sống. Với quá trình toàn cầu hóa và đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, những mẫu compact nhỏ gọn được trang bị động cơ sinh học thân thiện môi trường là rất cần thiết.

3. Rad Lader bus concept – xe buýt lý tưởng


Rad Lader được thiết kế đặc biệt dành cho việc chứa những thiết bị lưu động cá nhân nhỏ. Nội thất linh hoạt của Rad Lader tạo không gian cho xe đạp, xe đẩy tay, xe lăn. Chiếc concept này tạo cho mọi người độc lập hơn trong việc di chuyển. Tổng thể của Rad Lader bao gồm bốn khu vực chỗ ngồi khác nhau và một ban công.

Test your eyes ^^

Là một kts hay một họa viên thì bạn phải có đôi mắt hình học tốt. Bạn kiểm tra nó tại đây nhé ! Còn đây là điểm của mình sau lần thứ hai, :D


Bàn ghế từ carton

Обзор картонных объектов и проектов

Обзор картонных объектов и проектов

Обзор картонных объектов и проектов

Обзор картонных объектов и проектов


Обзор картонных объектов и проектов


Обзор картонных объектов и проектов



Обзор картонных объектов и проектов

Обзор картонных объектов и проектов



Обзор картонных объектов и проектов



Обзор картонных объектов и проектов



Обзор картонных объектов и проектов


Обзор картонных объектов и проектов

Обзор картонных объектов и проектов

Кресло-гармошка FlexibleLove



Кресло-гармошка FlexibleLove


Кресло-гармошка FlexibleLove

Кресло-гармошка FlexibleLove


Кресло-гармошка FlexibleLove


Кресло-гармошка FlexibleLove

Кресло-гармошка FlexibleLove


Кресло-гармошка FlexibleLove


Кресло-гармошка FlexibleLove


Кресло-гармошка FlexibleLove

Design dao gọt hoa quả

Набор для чистки и резки яблок




Нож для чистки яблока Apple Corer

Ножи для чистки и разделки яблок.


  Набор ножей Vitamin C


Нож для очистки цитрусовых.

  Нож для кожуры