Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

Akitru's News

Use the button "Translate" to read our posts on your language !!!

Monday, June 27, 2011

“10 điều chưa bao giờ được dạy ở trường thiết kế”

Michael McDonough, một giảng viên kiến trúc, một nhà báo đã từng làm ngạc nhiên các sinh viên của mình bằng bài viết “10 điều chưa bao giờ được dạy ở trường thiết kế”. Nhưng đặc biệt là nó có ý nghĩa sâu sắc với hầu như tất cả các lĩnh vực khác.

Khi bạn đến trường, có nghĩa là bạn đang vận động trong quá trình thu nạp kiến thức . nhưng sau đó là tiếp tục vận hành cho quá trình sản sinh kết quả dùng cho việc nghiên cứu, đi làm… Nhiều lúc bạn sẽ tự hỏi đây có phải là tất cả những gì chúng ta cần, chúng ta được học? Có thể câu trả lời sẽ không hoàn toàn đúng cho bất kỳ ai, nhưng hãy nhớ rằng chỉ có người biết nhiều, biết ít chứ không ai biết đủ.

1. Tài năng chỉ mang đến 1/3 thành công

Ở bất cứ một lĩnh vực nào, thì nhân tài luôn được trọng dụng nhưng yếu tố này không hề đảm bảo 100% sự thành công. Những giá trị ngang bằng còn đến từ sự chăm chỉ, nỗ lực và may mắn. Làm việc chăm chỉ là khi bạn giữ vững kỷ luật bản thân, đôi lúc cũng phải biết hy sinh mình. Những cơ hội dẫn tới quyền lực, tiền bạc, các mối quan hệ xã hội thiên về sự may mắn. Nên nếu bạn không có tài, bạn vẫn có thể thành công nếu bạn biết xem trọng hai yếu tố trên. Bạn có nghĩ tôi nhầm? Hãy thử nhìn xung quanh mình xem.

2. 95% công việc là “cực hình”

Thường chỉ có 5% công việc ít ỏi thực sự mang đến cho bạn niềm phấn khích. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn hay tập trung và theo đuổi những công việc thú vị. Còn khi bước chân vào thực tế, hầu hết thời gian bạn phải đối mặt với những thứ tẻ nhạt như sổ sách, kiểm tra thông tin, phác thảo vài thứ linh tinh, thương lượng, bán hàng, thu tiền, đóng thuế… Nếu không học được “yêu”, làm “thân” với những thứ gây bực bội để giải quyết chúng một cách “xuôi chèo mát mái” thì bạn sẽ chẳng bao giờ thành công.

3. Nếu mọi thứ đều quan trọng như nhau - Điều đó có nghĩa là chẳng có gì quan trọng cả!

Có thể bạn từng nghe rất nhiều thứ về chi tiết như "God is in the details" hay " Don't sweat the details". (Đừng quá bận lòng với những tiểu tiết). Điều này không sai nhưng cần kèm theo một sự giải thích quan trọng: Luôn cần một thứ tự sắp xếp. Bạn cần chọn ra đâu là việc quan trọng nhất và ưu tiên giải quyết. Tôi đồng ý rằng mọi thứ đều quan trọng nhưng không có nghĩa là mức độ của chúng như nhau.

4. Đừng suy nghĩ quá mức cho một vấn đề

Khi tôi còn là sinh viên, trong khi làm thêm, có một người tôi gọi là “sư phụ” - đó là Steven Izenour. Ông nói rằng tôi đã giải quyết được một đồ án mười tuần chỉ trong vòng một tuần, bây giờ chỉ lo biến nó thành hiện thực nữa thôi. Tất cả những lý luận phê bình mà tôi từng áp dụng trước đó chỉ làm kéo dài và phức tạp thêm vấn đề, trong khi thực chất nó đã được giải quyết. Các designer hay thường bị ám ảnh bởi chính mình, nhưng thỉnh thoảng lại tìm ra một giải pháp thật bất ngờ. .

5. Bắt đầu bằng những thứ bạn biết, rồi giải quyết cái không biết sau

Trong thiết kế, hiểu đơn giản là vẽ ra những gì bạn biết truớc, bạn đã hình dung bắt đầu bằng tất cả những gì bạn hiểu và nắm rõ.

Ví dụ: Thiết kế một chiếc ghế, bạn cần phải biết chiều cao dự tính của người ngồi nó. Những thứ như độ dài, góc nghiêng để tựa, những thứ yêu cầu kèm theo đều có thể ước lượng ra sau. Vậy là đã có thể bắt tay vào thiết kế.

Hầu hết các sinh viên cảm thấy hoảng loạn khi đối mặt với những thứ mình không rõ và không thể kiểm soát. Cách tốt nhất là quên nó đi. Bắt đầu mọi thứ từ cái mình biết, mình hiểu rồi giải quyết lần lượt từng thứ không biết. Đây chính là quy luật quan trọng nhất trong thiết kế. Bạn hãy thử xem, sẽ thấy hiệu quả đấy.

6. Đừng quên mục đích của mình

Hầu hết các bạn sinh viên và nhất là các designer trẻ thường tiếp cận vấn đề bằng sự thấu hiểu và sáng suốt, sau đó lại để tuột nó trong sự bối rối, lo lắng và những cố gắng thừa thãi. Họ quên mất mục đích của mình, rồi lại cố tạo các mục đích mới. Các ý tưởng ban đầu gần như một quà tặng “từ trên trời rơi xuống”. Đừng lãng phí nó chỉ bằng cách ghi lại trên những tờ giấy vụn.

Không quên mục đích của mình, đó chính là chìa khóa mở những cánh cửa thành công

7. Khi bạn quăng mình đi cũng là lúc bạn sẽ mất cân bằng

Quá tự tin cũng tệ như là kém tự tin vậy. Hãy học cách khiêm tốn khi tiếp cận một vấn đề. Hãy nhận biết và chấp nhận những thứ bạn không biết và làm việc thật cần cù để bù lấp. Người ta chẳng hay nói “luôn cần học hỏi” đấy sao, tức là “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.

Thứ quyền lực tạo ra sự vật và áp đặt nó vào thế giới là một đặc ân. Vì vậy đừng quá lạm dụng, đừng đánh giá thấp những khó khăn, nó vừa làm bạn yếu đi nhưng cũng làm bạn mạnh hơn.

8. Không có hành động tốt nào mà không trả giá

Thế giới đã không còn được chuẩn bị để nâng niu những thứ tuyệt vời nhất hay chống chọi với những thứ tệ hại. Không thể dựa dẫm vào các sáng tạo hay sự xuất sắc vì nếu làm vậy hệ thống xã hội sẽ trở nên khó đoán và bấp bênh hơn. Điều cần thiết lại là sự cân bằng và dễ tiên liệu.

Những ý tưởng sáng tạo chắc chắn phải chịu nhiều thử thách và cần cố gắng lớn mới có thể đi đến thành công. Hầu hết các bạn sẽ nếm trải đủ mọi mùi vị, cung bậc của sự thất bại thế nên cứ làm thật nhiệt huyết đi, làm để thất bại, để bị đẩy lùi và để thành công. Đừng bao giờ đánh giá thấp đối thủ vì nếu bạn tin vào sự tuyệt hảo, thì có lẽ đối thủ của bạn sẽ là chính điều đó.

9. Tất cả đều phải “sản xuất”

Không cần biết máy tính của bạn chạy tốt như thế nào, bài luận của bạn hay như thế nào, hay điểm của bạn xuất sắc như thế nào nhưng nếu bạn không thể sản xuất, không thể phân phối, và làm cho sản phẩm được biết đến thì cơ bản bạn vẫn “vô hình”. Hãy đặt chính mình vào sản phẩm đó, lên kế hoạch và cho tất cả mọi người thèm khát nó đi!

10. Cả thế giới còn lại đều liên quan

Nhiều khi bạn muốn hoàn thành một điều gì, bạn chắc chắn phải cần đến những bạn học mà bạn từng ghét thời trung học. Tôi đã từng tham gia vào một trường thiết kế mà ở đó, họ cho rằng: "Một khi bạn học ở đây, bạn là quan trọng nhất, thế giới còn lại đều không đáng bận tâm". Không một người nào từ ngôi trường đó mà tôi biết thành công khi tốt nghiệp và bước vào cuộc sống. Thật ra kết quả này bắt nguồn từ tu duy quản lý khiến người ta coi thường kẻ khác.

Bất kể mẫu thiết kế của bạn xuất sắc đến mức nào, phải xem có ai đó muốn sản xuất nó, ai đó thèm mua nó, ai đó thích dùng nó... Hãy tôn trọng tất cả mọi người, dù cho đó là những người bạn ghét nhất vì đơn giản, bạn vẫn luôn cần họ.

Sunday, June 26, 2011

Đào Hồng Tuyển - Chúa đảo Tuần Châu

Khi nhắc đến Trịnh Chân Trân, “Chúa đảo” Tuần Châu Đào Hồng Tuyển hơi nhíu mày rồi bảo “Tôi được minh oan rồi, đã có một nhà báo nhận trách nhiệm về cô ấy…”. Ông Tuyển cũng xác nhận việc này với tờ ANTG, song vẫn khẳng định:tất cả những điều thiên hạ đồn thổi mà có thể tôi chưa nghe được, nhưng tôi chỉ biết rằng, tôi đang là một thằng đàn ông rất đàn ông. Và phải nói thế này, một người đàn ông chân chính nào không biết yêu cái đẹp thì không phải là người đàn ông chân chính”.

DSC07792.jpg picture by phanloihanoi

Chuyện kiếm tiền

.Chính xác là ông có bao nhiêu tiền?

+Tháng 12 vừa rồi kiểm toán xác định tài sản của tôi là cả tỷ USD. Quan trọng hơn là không có nợ nần.

.Ông đã kiếm tiền như thế nào?

+Tôi chỉ là người biết tận dụng đống sắt thép của xã hội Sài Gòn cũ, tận dụng tri thức của một số người mà chế độ mới không sử dụng. Thế là tôi có công nghệ và tôi đi… bán doanh nghiệp. Nhiều cái tên nổi tiếng sau này đều có khởi đầu từ đống sắt vụn đó của tôi, như hãng phân bón Đầu trâu, nước khoáng Đảnh Thạch... Còn giai đoạn kiếm tiền sau thì rất nhiều người biết.

.Sau này nhiều người nói ông giàu lên nhờ bất động sản. Nhưng đến cuối 2008 nhiều “đại gia” bất động sản đã phải giãy giụa vì giá lao dốc, ngân hàng siết nợ. Vì sao kiểm toán lại xác nhận ông không còn nợ nần gì?

+Chỉ đơn giản là tôi thấy, tại sao bà bán rau cũng chơi chứng khoán mà chẳng cần học hành gì cả? Một loại kinh doanh nữa cũng rất đơn giản: xếp hàng mua miếng đất, cái nhà qua một đêm đã có lãi. Tôi nhiều lần tự hỏi “nó” là cái gì? Và tôi kết luận đó là bất thường đến dị thường. Mà đã “dị” thì là quái thai, đã quái thai thì không thể tồn tại. Cho nên ở thời điểm cuối 2007, khi cả xã hội sôi lên vì đầu cơ, tôi ra lệnh cho tất cả 14 công ty con dừng lại hết các dự án làm ăn, tăng cường đòi nợ cũng như thanh toán hết tất cả các khoản nợ. Thanh khoản hết và trang trải nợ nần vì tôi “ngửi” thấy cơn bão đang tới. Tôi đã bứt ra như vậy.

DSC07799.jpg picture by phanloihanoi

.Nhưng có người nghi ngờ để thanh khoản ông đã bán hết đảo Tuần Châu, thưa ông?

+Tôi nghĩ anh có thể tự trả lời được. Vừa đi cùng tôi từ đầu đến cuối đảo, anh có thấy các nhân viên đều chào tôi là “ông chủ” không? Câu chào ấy có nghĩa tôi vẫn là chủ. Tôi cũng bị nhiều người hỏi câu đó, kể cả lãnh đạo cấp cao. Tôi bảo “anh nghe tin đó tin không?”. Họ bảo “không”, và tôi cũng quen sống với tin đồn rồi.

DSC08748.jpg picture by phanloihanoi

.Có phải tin nói ông “dính” với Năm Cam?

+Tôi đã từng khốn khổ vì tin đồn đó. Người ta bảo, thứ trưởng Bộ Công an (Bùi Quốc Huy) mà còn bị bắt, tôi là cái gì mà thoát? Và đúng là chỉ cần “dính” tý ty trong cao trào thời bấy giờ thì không ai có thể thoát. Thứ trưởng Công an còn “bị”, nên nếu có người ta sẽ xích tay ngay Đào Hồng Tuyển này và tôi không còn ngồi đây với anh nữa. Còn tin đồn nữa là khi tôi thuê Hàn Quốc quản lý có một số báo chí đặt vấn đề “có phải bán cho Hàn Quốc”? Nhưng tôi không đính chính. Sau thấy họ quản lý không như ý, tôi lấy lại và thuê tiếp Holiday Villas của Mã Lai quản lý. Khi thuê tôi chỉ nghĩ giúp nhân viên và dịch vụ cung cấp ra chuyên nghiệp hơn. Họ là quản lý, còn tôi vẫn là ông chủ.

DSC07787.jpg picture by phanloihanoi

Những dự án “khùng, điên”

.Việc thông tuyến phà Tuần Châu – Cát Bà, về mặt chính trị - xã hội thì rất thành công. Nhưng về mặt kinh tế bỏ ra đến cả ngàn tỷ đồng để thu từng ngàn tiền bán vé giữa lúc suy thoái này ông có thấy phiêu lưu không?

+Nói cả ngàn tỷ là chưa chính xác, bởi ngoài bến phà số tiền ấy còn đầu tư cả bến du thuyền. Ý nghĩa chiến lược về kinh tế rất lớn, bởi tôi sẽ đón những chuyến tàu du lịch trong tương lai. Hơn nữa hai bên bến du thuyền ấy sẽ là “mặt tiền” đẻ ra lợi thế kinh doanh. Đồng thời nếu có ý đồ đầu tư vào Cát Bà thì đó sẽ là tuyến đường tốt nhất. Còn với bản thân hai con phà tự hành, tôi hy vọng nó đủ nuôi nó, tức là tiền bán vé đủ để trả chi phí, và được thế đã là quá thành công. Bởi vì các dự án bên Cát Bà tôi đang dự tính đầu tư vào đó 2000 tỷ, và nếu không có tuyến phà này thì 2000 tỷ ấy rất khó làm. Nhưng có tuyến phà rồi rất có thể nó từ 2000 tỷ sẽ lên 4000 tỷ, rồi 10.000 tỷ vì khách có thể vọt lên. Cho nên bài toán kinh tế được giải là nếu anh bỏ ra 1000 tỷ mà có bến du thuyền đầu tiên nối với Hongkong thì sẽ tạo hành lang thăm viếng lẫn nhau. Tôi mơ đến ngày những người VN giàu có sẽ sắm du thuyền và gửi tại đây. Tôi đi trước một bước là chỗ đó. Anh biết không, để đánh giá đẳng cấp của một người thành đạt ở các nước phát triển người ta phải hỏi là “anh có nhà trên một hòn đảo hay bờ biển không? Anh có du thuyền không?”. Về mặt chính trị kinh tế và an ninh quốc phòng thì thông tuyến phà này khỏi nói nữa. Nhưng về mặt xã hội thì thực ra Cát Bà xưa thuộc tỉnh Hồng Quảng. Cho nên bà con, dòng họ bên Hòn Gai với bên ấy là mối quan hệ gia đình, gia tộc. Cho nên tuyến phà này phải nói là hợp lòng dân, mà đối với nhà đầu tư thì yếu tố “hợp lòng dân” là vô cùng quan trọng.

DSC08676.jpg picture by phanloihanoi

.Vậy tại sao bây giờ tuyến phà mới được làm?

+Từ lâu lắm rồi chính quyền hai địa phương rất sợ nối hai vùng. Bởi vì biển Hạ Long không có sóng, nước lại đục. Còn Cát Bà sóng mạnh, nước biển sạch hơn nhiều. Tâm lý khách bao giờ cũng muốn đi đến điểm cuối cùng, nên nối Hạ Long - Cát Bà thì các cụ tâm tư lớn, họ bảo Bãi Cháy sẽ thành Bãi Chết. Tôi phải thuyết phục rằng hãy nghĩ là tôi đang vì sự phát triển chung, Tuần Châu tôi đã đầu tư lớn, nếu chết thì tôi chết trước.

.Thưa ông, trách nhiệm đối với an ninh quốc phòng, hay chính trị xã hội không phải là trách nhiệm của doanh nghiệp. Ngay cả chiến lược kinh tế ông vừa nói cũng là trách nhiệm của nhà nước. Một doanh nghiệp, lại là tư nhân, thì không cần phải gánh vác. Nhưng ông vẫn xông vào với tư thế của người “đi đầu”, có bao giờ ông nghĩ rằng sẽ gặp rủi ro không?

+Nếu nghĩ rủi ro thì chẳng ai dám làm gì. Năm 1997 khi tôi làm con đường nối với đảo Tuần Châu có rất nhiều người bảo là “điên”. Nhiều năm tháng trôi đi, câu trả lời có “điên” hay không thì mọi người đã có. Nếu cái gì cũng chờ nhà nước thì biết đến bao giờ những chuyện như thế này có thể thành sự thật? Tôi không ngại và không nghĩ đơn giản như thế. Tôi nghĩ, làm được gì tốt cho mình và tốt cả cho xã hội là tôi quyết liệt làm. Con người của tôi là vậy. Khổ thế, nhiều người khuyên tôi lắm. Câu anh hỏi đã không dưới vài chục người nói: Tại sao lại “khùng” thế? Tại sao không ở Sài Gòn mà nghỉ ngơi cho khoẻ, đất nước này mở cửa tiền sẽ ồ ạt đổ vào, có cần thiết phải liều lĩnh, cực nhọc như vậy không? Đảo Tuần Châu này 16 năm trước tôi mặc quân phục, đội mũ tai bèo, nón lá, ăn bánh mỳ và mỳ gói nhưng quyết làm được giấc mơ của mình. Tôi cho rằng thú vị nhất trong đời người đàn ông là làm được những điều mình mơ ước.


Chuyện “chân dài” và xe siêu sang

.Ông nói sẽ kể hết, vậy khi tài trợ cho đội bóng chuyền nữ, nói nôm na là “chân dài”, thì thấy ông xuất hiện rất rầm rộ. Nhưng khi kết thúc có vẻ không được tương xứng lắm. Vì sao, thưa ông?

+Câu hỏi rất hay. Khi được Quảng Ninh động viên nhận đội bóng là thời điểm tôi cũng đang rất muốn làm điều gì đó cho thể thao. Khi nhận, việc đầu tiên tôi làm là tăng lương. Sau đấy ở các trận đấu, thắng là tôi “thưởng nóng” luôn. Rồi khi không đánh bóng chuyền được nữa nếu thích bất kỳ việc gì tôi cũng tạo điều kiện, thích học trường nào tôi cho đi. Những việc ấy có văn bản đàng hoàng. Nhưng có điều tôi ít ngờ là suy nghĩ của phụ huynh họ lại cho rằng là đội bóng đã bị “tư nhân hoá”, họ không còn là “người nhà nước” nữa, dù là mức lương nhà nước họ được hưởng chỉ bằng nửa tôi trả.. Rất là tội nghiệp, chị em thì trẻ không ý thức được. Và để cho tôi chán, họ bảo nhau đánh thua “để rồi ông Tuyển trả về” thành “người nhà nước”. Tôi đã nâng lên đặt xuống mãi mới quyết định. Và khi đó chẳng vui vẻ gì để mà nói…

.Tổng thiệt hại vụ đó là bao nhiêu tiền?

+Không thể tính bằng tiền được…

.Đài Truyền hình công bố là Âu Lạc tài trợ 4 tỷ/năm. Nhưng có người bảo ông “được” rất nhiều khi quảng bá hình ảnh trên lưng các cô gái “chân dài” ấy… Dĩ nhiên những người đẹp chân dài thì khó quản, vô cùng rắc rối… và khó lâu bền, phải không thưa ông?

+Nếu mà để quảng cáo thì hình ảnh cụ thể nhất là một hòn đảo hoang có một người lính sau chiến tranh lầm lũi bắc một con đường nối đất liền với đảo, biến nó thành một khu du lịch, có cá heo, hải cẩu, sư tử biển đầu tiên ở phía Bắc; có nhạc nước đầu tiên ở Việt Nam, rồi 4-5km bãi tắm nhân tạo v.v… Đấy mới là những hình ảnh sống động, chứ còn về các nữ vận đông viên bóng chuyền… Đúng là “chân dài” thật, nhưng nói thật các “chân dài” ấy nếu để cho họ chơi thể thao thì được, nhưng để mà làm người tình thì… cô nào cũng như đàn ông. (Cười lớn).

.Ông có vẻ cũng hào hoa, đa tình?

+Có sao, nếu điều đó không xấu?

.Thưa ông người ta gọi ông chủ như ông là “đại gia” khi mà cách đây độ dăm năm thường xuất hiện trong các cuộc đấu giá từ thiện hàng trăm triệu đồng. Thế nhưng gần đây không thấy ông nữa. Và trong khi những người khác, nào mua máy bay riêng, nào mua xe siêu sang trị giá hàng chục tỷ thì hôm nay quan khách vẫn thấy ông lái chiếc Pajero cũ. Ông lý giải những việc ấy thế nào?

+Câu hỏi rất hay. Tôi làm từ thiện thời ấy với tất cả tấm lòng. Tôi cũng muốn thông qua đó để động viên một phong trào các doanh nhân chia sẻ với những người khó khăn hơn. Tôi đã làm, đã xuất hiện trên báo chí để giới của tôi làm theo và bây giờ thì tôi vẫn tiếp tục làm, làm nhiều hơn thế nhưng không lên báo chí nữa. Vừa lúc nãy tôi tặng các bà mẹ Lào một tỷ đồng. Trước đó tôi cho 2,3 tỷ vào Quỹ Khuyến học mà cụ Nguyễn Mạnh Cầm làm chủ tịch. Trước nữa tôi xây trường Dân tộc nội trú của Lào Cai và mất cả tuần đi từng bản làng để phát hết hàng ngàn bộ áo ấm tặng các bà mế già. Tôi cũng vừa tặng 3000 cái nhà cho Quỹ Người nghèo. Từ Tết đến giờ tôi toàn đi làm từ thiện, nhưng không đưa lên báo. Tôi cũng vừa báo cáo với một lãnh đạo cấp cao là “Thưa anh, sứ mạng lịch sử của em với hòn đảo này đã hoàn thành, em muốn dâng hiến hết hòn đảo này cho Đảng và Nhà nước”. Nhưng anh nói ngay là Đảng không nhận, nói tôi phải cố gắng để giải quyết công ăn việc làm, nộp thuế.

Còn lý do không mua phi cơ riêng, xe hơi siêu sang?

+Nếu hỏi có thích những thứ ấy không, tôi thích, nhưng hỏi nên không thì chưa. Tôi nghĩ có cái xe đẹp thì rất khổ sở, đi đâu mọi người cũng xúm vào, mà người ta đánh giá danh dự một con người có phải thông qua cái máy bay hay cái xe hơi đâu! Đương nhiên tôi không dám ám chỉ với những người đang đi xe đẹp, vì đấy là quyền riêng của mỗi người.

.Có vẻ mâu thuẫn, thưa ông, khi mà ông nói đẳng cấp người thành đạt là nhà ven biển với du thuyền, giờ lại nói không đánh giá qua xe cộ. Chính phủ lại đang kêu gọi kích cầu, người giàu như ông mà hô hào tiết kiệm thì kích cầu vào đâu?

+Hoàn toàn không mâu thuẫn. Ở ý thứ nhất tôi nói về tương lai của đất nước phải tính đến nhu cầu xã hội như thế. Còn ở hoàn cảnh đất nước ta hiện nay đang khó khăn thì không nên cưỡi một cái xe đẹp. Tôi không nói “không” mà nói chưa, hãy để đất nước bình yên đi tôi sẽ đi xe đẹp, chắc chắn thế. Vừa qua tôi đã đặt hai cái Rolls-Royce, một cái màu rêu, một cái màu đen. Nhưng khi thấy hoàn cảnh đất nước như thế tôi dừng lại ngay, chịu mất 400 ngàn USD tiền cọc, bởi tôi mà mang về dân họ sẽ chửi tôi.

(Dưới đây là chùm ảnh về ông chủ tương lai của Tuần Châu, ông Đào Hồng Tuấn - áo đen. Lần lượt các hình như sau: bên cạnh bố, với phó chủ tịch TP Hải Phòng và với lâu la)

DSC07790.jpg picture by phanloihanoiDSC08738.jpg picture by phanloihanoiDSC08735.jpg picture by phanloihanoi

Còn về chuyện kích cầu, tôi đã nói chuyện với một nhà lãnh đạo là hãy đánh giá chính xác là có nhiêu % đóng góp cho GDP ở đất nước này từ lực lượng kinh tế ngoài quốc doanh. Anh nói chưa có con số cụ thể. Tôi nói thẳng với anh ấy là lực lượng này nhà nước không đầu tư, nhưng họ duy trì việc làm, người ít nhất hai lao động, cao nhất là hàng ngàn người và đóng thuế lớn. Thế mà cái gói kích cầu lại hoàn toàn không thuộc về họ…

.Xin cảm ơn ông về sự cởi mở.

DSC07789.jpg picture by phanloihanoi